Chi tiêu của người dùng cho các loại đồ uống có cồn 2021

Ngành thực phẩm và đồ uống có nhiều thay đổi trong 2 cú sốc lớn

Rượu Song Long – Trong năm 2019 tổng sản lượng bia được sản xuất đạt 5.08 tỉ lít (nó được tăng 22.9% so với cùng kỳ năm 2018); tiêu thụ đạt 4.09 tỷ lít (tăng 29.01% so với cùng kỳ năm trước). Về phía các loại bia nhập khẩu đạt 37.07 triệu lít (tăng trưởng 8.9% so với cùng kỳ) trong đó 3 nguồn cung ứng chính cho thị trường Việt Nam về các loại bia nhập khẩu là Hà Lan(25%), Mexico(17%) và Bỉ(16%).

Với tổng sản lượng rượu mạnh được sản xuất đạt 24.01 triệu lít (tặng 8.6%) trong đó tiêu thụ đạt 15.9 triệu lít (8.97%) và tồn kho đạt 17.33 triệu lít. Rượu vang sản xuất và nhập khẩu đạt 60.9 triệu lít (tăng 8.83%) và tồn kho ở mức 13.4 triệu lít. Đó chính là những điều xảy ra trong năm 2019 đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn.

Tổng quan thị trường đồ uống có cồn và thực phẩm trong năm 2021

Trong năm 2020 – 2021 trước ảnh hưởng đầu tiên là của nghị định 100 của nhà nước về quy định phòng chống tác hại của rượu bia thì tốc độ tăng trưởng sẽ không còn được duy trì như trước nữa, không chỉ vậy mà ngành bia rượu bia và đồ uống có cồn còn phải đối mặt với đại dịch Covid khiến doanh thu sụt giảm nhiều tiêu biểu đó là với hãng rượu Diageo thì doanh thu trong tết nguyên đán đã sụt giảm 50% và doanh thu của tập đoàn rượu của Pháp là Pernod Ricard thì doanh thu đã sụt giảm 30% so với cùng kỳ năm trước .

Chi tiêu của người dùng trong dịch covid-19
Chi tiêu của người dùng trong dịch covid-19 – các tác động đến chi tiêu của người dùng lên thực phẩm và các loại đồ uống có cồn

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với các nhóm ngành cũng có sự khác biệt đáng kể. Trong báo cáo của Vietnam Report, 50% khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch … trong khi đó 63.7% đã thực hiện việc cắt giảm các chi tiêu cho việc sử dụng các sản phẩm bia rượu. Nhưng đại dịch Covid-19 lại là tín hiệu đáng mừng trong ngắn hạn cho ngành thực phẩm thậm chí họ đã phải tăng 30% công xuất để có thể đám ứng nhu cầu thị trường, rõ ràng là họ có sự tăng trưởng như họ lại gặp khó khăn chi phí đóng gọi sản phẩm tăng cao, nhưng lượng hàng lưu kho của doanh nghiệp lại không đủ. Tất cả các doanh nghiệp đều nhận ra điều này và họ tiến hành điều chỉnh cơ cấu tỉ trọng và mang lưới phân phối của mình để thích nghi với tình hình áp dụng triệt để các phương thức như giao hàng tại nhà, tăng cường các kênh giao nhận để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.

Nhu cầu của doanh nghiệp trong thời điểm đại dịch Covid

Trước những thay đổi về nghị định của nhà nước và đại dịch Covid thì ngành F&B có những thay đổi nhất định theo hình thức mua hàng của khách hàng và những cửa hàng to rộng và đẹp ở mặt phố thì đã không còn là lợi thế lớn trong việc kinh doanh và thu hút khách hàng nó sẽ mở ra cơ hội cho những cửa hàng kinh doanh theo hình thức trực tuyến. Theo những thống kê của Việt Nam Report thì những khó khăn gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong đại dịch covid-19 bao gồm:

Những khó khăn trong đại dịch covid-19
Những khó khăn trong đại dịch covid-19 – những khó khăn mà doanh nghiệp phải vượt qua trong đại dịch và tình trạng bình thường mới của doanh nghiệp
  1. Các vấn đề liên quan đến logistic, phân phối
  2. Nhu cầu đối với mặt hàng của doanh nghiệp không cao do bệnh dịch
  3. Đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc
  4. Quản trị lúng túng và thiếu hụt lực lượng lao động
  5. Đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu

Bên cạnh đó thì Vietnam Report cũng đưa ra các báo cáo và dự đoán về nhu cầu thực phẩm và các loại đồ uống trong 6 tháng tới như sau:

Chi tiêu cho đồ uống có cồn và thực phẩm trong 6 tháng tới
Chi tiêu cho đồ uống có cồn và thực phẩm trong 6 tháng tới – báo cáo bởi Việt Nam Report và tổng hợp bởi rượu Song Long

Theo nhận định một cách chủ quan thì thoạt nhìn đó là ngành thực phẩm có lợi thế không những không giảm mà còn có xu hướng tăng trương thay vì sụt giảm do covid thậm chí còn được hưởng lợi do nguồn hàng khan hiếm và người tiêu dùng sẽ cần mua những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhưng theo chúng tôi thì điều đó chỉ là thời điểm ban đầu khi mà mọi người vẫn còn tiền với những tầng lớp cao thì sẽ không có ảnh hưởng nhưng một khi mà tổng cầu đã giảm thì do người tiêu dùng bị hạn chế về mặt thu nhập thì họ sẽ lựa chọn những sản phẩm rẻ tiền hơn nhưng vấn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của họ và gia đình. Những quy định của nhà nước và đại dịch sẽ chỉ có ảnh hưởng khoảng 20 – 30% đến sức mua của người tiêu dùng và phân khúc sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là những sản phẩm có giá trị cao khoảng 5 – 10 triệu / sản phẩm.

Hình thức mua sắm các sản phẩm rượu bia sẽ thay đổi thay vì đến cửa hàng để mua các sản phẩm trực tiếp thì họ sẽ thực hiện việc mua sắm online, tuy nhiên việc mua sắm online của khách hàng cũng không được như các nước phát triển đó là khách hàng sẽ trả tiền trước cho sản phẩm mà họ sẽ sử dụng phương thức mua sắm đó thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD – Cash on Delivery), bởi lẽ nhu cầu ăn uống của giới trẻ sẽ không dừng lại thay vì đến nhà hàng và quán ăn để thưởng thức các món ăn ngon thì họ sẽ ăn uống của gia đình nên họ vẫn sẽ có nhu cầu đối với các sản phẩm rượu bia nhưng sẽ hạn chế và tập trung vào các sản phẩm với giá thành vừa phải và dễ chấp nhận hơn với cả 3 loại đồ uống là rượu mạnh, rượu vang và bia.

Thị trường rượu bia có còn đất sống cho các doanh nghiệp nhỏ

Thị trường bia rượu và các loại đồ uống có cồn nhìn chung là sẽ xụt giảm mạnh trên hoạt động vĩ mô nhưng với quy mô nhỏ lẻ thì nó vẫn sẽ còn đất sống cho những doanh nghiệp bé đây sẽ là thời điểm mà những đơn vị nào biết ứng phó và biết thích nghi sẽ tồn tại còn những doanh nghiệp với quy mô cồng kềnh và chi phí lớn sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn hơn để tồn tại nhưng theo chúng tôi thì với số vốn được tích luỹ lâu năm trong nghề thì đều đó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến họ, còn những doanh nghiệp liều lĩnh trong việc phát triển nóng sẽ có thể bị ảnh hưởng nặng nề với những rủi ro mà họ hoàn toàn không lường trước được.

Một số thông tin chúng tôi biết được rằng với năm 2020 thì là một năm ảm đạm với ngành rượu vang nhập khẩu nói riêng và ngành F&B nói chung, theo thông tin mới nhất được từ tổ chức quốc tế về nho và rượu vang thì sản lượng rượu vang toàn cầu sẽ chạm mức dưới trung bình, tổng doanh thu thị trường trên khắp thế giới chỉ đạt mức đó là 340.797 triệu USD và đã giảm 9.9% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm như vậy đó chính là tình trạng thời tiết thất thường trong năm vừa qua và xảy ra đại dịch Covid-19, hiện tại các công ty rượu vang đang gặp sự khó khăn đó là nhân viên phải làm 1 ngày và nghỉ 1 ngày để giảm lương vì không chi trả đủ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Theo một dự đoán của Euro Monitor thì dà phục hồi của thị trường chỉ phục hồi của thị trường chỉ có thể phục hồi được lúc trước covid vào năm 2022 chứ không phải vào năm 2021, và cũng một phần là do không có khách du lịch nên dẫn đến mất rất nhiều công ăn việc làm nên người tiêu dùng tiêu thụ các sản phẩm đồ uống có cồn quyết định cắt giảm các chi tiêu cho các loại đồ uống có cồn.

Trả lời