Rượu Vodka Men Sheriff Silver Star dùng cho nhà hàng hoặc biếu tặng 2020

Có được uống rượu trong văn phòng không

Một chút bia vào buổi chiều khi cảm thấy thấm mệt. Rất nhiều công khởi nghiệp tập trung tại vùng vịnh San Francisco cung cấp đồ uống có cồn miễn phí cho nhân viên trong công ty. Đây là một trong những yếu tố đặc trưng của cách làm việc tự do tại các doanh nghiệp lớn.

Tại Nhật Bản từ xưa có từ “nominication” (communication through drinking), rượu sẽ thúc đẩy giao lưu và trò chuyện. Ngẫm đến xu hướng các doanh đang tích cực tham gia vào công cuộc thúc đẩy hợp tác giữa các nhân viên cũng như hợp tác trong ngoài doanh nghiệp những năm gần đây thì có lẽ từ bây giờ đây sẽ trở thành thứ thiết yếu trong văn phòng. Tuy nhiên, cũng có phản biện được đưa ra là “nếu không uống thì không thể giao tiếp được ư?” và tạo nên hai làn tư tưởng trái chiều. Vậy cuối cùng, việc cung cấp đồ uống có cồn trong văn phòng là điều khả dĩ? Chúng ta hãy thử xem xét những vấn đề mà các doanh nghiệp start up buộc phải cân nhắc khi muốn đưa chế độ này vào nơi công sở.

 

Đồ uống có cồn được sử dụng rộng rãi trong công ty

Uống một ly sau khi kết thúc công việc có lẽ là phong tục từ xưa ở bất cứ quốc gia nào, nhưng sự kết hợp giữa “văn phòng và đồ uống có cồn” ghi dấu mạnh mẽ có lẽ bắt đầu từ WeWork – đề tài rất được quan tâm trong thời gian gần đây.

WeWork – cái tên đang dẫn dắt ngành coworking – đặt các trạm bia tại các địa điểm của họ ở khắp nơi trên thế giới và nó trở thành một nhãn hiệu của WeWork. Hình ảnh những trạm bia đặt một cách hiển nhiên trong không gian làm việc thế hệ mới – nơi coi trọng sự hợp tác đã thực sự gây sốc cho nhiều người.

Thực tế, trạm bia này hiện tại chưa được đặt tại các không gian văn phòng ở Bang California. Việc các doanh nghiệp start up hay các doanh nghiệp thông thường cung cấp đồ uống có cồn cho nhân viên trong văn phòng thì không có vấn đề gì nhưng trường hợp của WeWork họ đứng ở vai trò là “chủ sở hữu, chủ đầu tư cho thuê bất động sản”, vậy nên để cung cấp đồ uống có cồn cho người sử dụng không gian tại Bang California thì bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh mặt hàng rượu. Tháng 2 năm nay, Anna Roubos – người sáng lập Table Public Relations với văn phòng được chuyển vào một địa điểm nằm ở khu phố trung tâm San Francisco – cũng đã không giấu được sự bất ngờ “Ở đâu có trạm bia đó?”. Đồ uống có cồn trong không gian làm việc đang được ưa chuộng đến mức có người giống như cô ấy đưa ra lý do chuyển vào sử dụng không gian văn phòng chỉ bởi vì có trạm bia.

 

Thực tế, việc cung cấp đồ uống có cồn tại coworking space nằm trong “vùng xám” (Grey zone) về mặt pháp lý ngoài WeWork nêu trên đây thì ở nhiều coworking space ở San Francisco cũng tiến hành cung cấp bia và rượu cho đến khi gặp phải sự chỉ trích từ địa phương. Trong số đó, lại cũng có những tổ chức như Covo vốn đã xin được giấy phép buôn bán rượu từ trước, tận dụng nó như một vũ khí để phát triển rộng khắp ra các khu vực ở Mỹ. Quầy cung cấp đồ uống có cồn được thiết kế chỉn chu, cung cấp dịch vụ với đầy đủ bia và rượu từ chiều tối. Jason Pan – một sáng lập gia nói rằng “việc bán đồ uống có cồn cho các sự kiện kinh doanh hay các buổi gặp mặt là nguồn thu quan trọng.

Ở các công ty start up, cung cấp đồ uống có cồn trong công ty là một phần trong chế độ phúc lợi được ưa chuộng của nhân viên. Nhiều công ty mà đầu tiên có thể kể đến là Twitter và Glassdoor cung cấp đồ uống có cồn và bia các loại. Tại Asana nơi nghiên cứu phát triển công cụ giao tiếp cung cấp những thứ xa xỉ hơn một chút như Chocolate và Scotch. Tại Github và Yelp, việc uống rượu được cho phép tại một số không gian nhất định sau giờ làm việc. Tại Facebook và Google, việc uống rượu đúng phép tắc cũng được cho phép.

 

Ăn theo văn hóa “uống nhẹ” như thế này tại các doanh nghiệp, dịch vụ cung cấp và phân phối đồ uống không cồn dành cho các doanh nghiệp cũng ra đời. Công ty khởi nghiệp Hopsy cung cấp và phân phối bia tươi địa phương cho văn phòng doanh nghiệp, cung cấp miễn phí trạm bia, cung cấp định kỳ cho “happy hour” của nhân viên, và cung cấp dịch vụ giao hàng khi cần thiết cho những sự kiện tổ chức tại văn phòng.

Vì sao lại phải mất công cung cấp đồ uống có cồn tại văn phòng?
Có hai lý do chính để các coworking space và công ty khởi nghiệp tiến hành cung cấp đồ uống có cồn tại không gian làm việc.

・Để thúc đẩy sự hợp tác giữa nhân viên và người sử dụng không gian tại không gian văn phòng.
Dù không phải tất cả đều như vậy nhưng quả là với khá đông người, rượu đóng vai trò như chất xúc tác giúp trao đổi và giao lưu dễ dàng hơn. Và nó cũng vô cùng hữu ích khi giao lưu với đồng nghiệp tại vùng vịnh đến từ những nền văn hóa khác nhau, giúp mọi người có thể vượt biên giới quốc gia lãnh thổ và xích gần nhau hơn.

Ngoài ra, nó cũng hàm chứa trong đó mong muốn của các doanh nghiệp muốn cho thấy sự hợp tác giữa các nhân viên bắt đầu ở không đâu khác mà ngay tại chính văn phòng. Trong bối cảnh mà phương thức làm việc hiện đại khiến tỉ lệ làm việc tại nhà đang tăng dần, để nâng cao hợp tác tại địa điểm gọi là “văn phòng” – nơi dành để tập hợp nhân viên, đồ uống có cồn đang được cho phép sử dụng.

・Để đề cao văn hóa tự do của doanh nghiệp nhằm thu hút nhân tài ưu tú
Nhân viên thế hệ millennial tại Mỹ có xu hướng ưa chuộng làm việc tại các công ty khởi nghiệp với văn hóa tự do, nơi họ có thể dễ dàng tìm thấy những cơ hội để thể hiện mình hơn là tại một tổ chức doanh nghiệp lớn. Có thể thấy các doanh nghiệp muốn thể hiện văn hóa công ty tự do thông qua môi trường mà tại đó không còn sự phân biệt giữa công việc và cuộc sống, nhân viên có thể tự do uống rượu.. đang ngày càng tăng dần.

Bài viết liên quan: Bài toán xây dựng cộng đồng và giáo dục

Việc cung cấp đồ uống có cồn tại doanh nghiệp hàm chứa những lý do liên quan đến vấn đề nhân sự. Tuy nhiên, trong giới khởi nghiệp cũng bắt đầu xuất hiện những doanh nghiệp bắt đầu nghiêm cấm rõ ràng việc sử dụng đồ uống có cồn.

Chính sách cấm rượu tại Walmart – ông lớn đã thu mua lại Salesforce, Uber, Jet.com
Salesforce – một trong những doanh nghiệp công nghệ tiêu biểu của San Francisco – đang giám sát nghiêm ngặt việc sử dụng đồ uống có cồn trong công ty. Marc Benioff – CEO của Salesforce đã trông thấy một cái thùng nhỏ đựng bia tươu và bia để trong tủ lạnh công ty vào tháng 10 năm ngoái và đã gửi mail đến một loại 25,000 nhân viên với nội dung không cho phép uống rượu trong công ty. Salesforce dùng từ “Ohana” (ở Hawai có ý nghĩa là “gia đình”) thể hiện sự coi trọng sự kết nối giữa nhân viên, nhưng có vẻ như họ không tìm kiếm giá trị đó ở đồ uống có cồn. Marc Benioff vốn là một trong những CEO tiên phong của ngành công nghệ – tại đó đồ uống có cồn đang được triển khai đưa vào doanh nghiệp, và theo một nghĩa nào đó ông đang trở thành tâm điểm chú ý.

Cũng tương tự, start up thương mại điện tử Jet.com cũng cấm uống rượu. Doanh nghiệp bán lẻ Walmart đã thu mua Jet.com vào tháng 8/2016. Walmart không chỉ cấm uống rượu trong công ty Jet.com mà còn hủy cả sự kiện happy hour tổ chức tuần 1 lần tại công ty. Khi trong công ty bắt đầu dấy lên những bất mãn thì công tác “điều chỉnh” văn hóa start up đã được tiến hành.

Việc uống rượu tại công ty Zenefits – Công ty phát triển phần mềm quản lý nhân sự dưới chế độ của CEO mới là David Sacks năm 2017 cũng bị cấm. Tại Zenefits, bắt đầu từ những phi vụ bất chính có sự góp mặt của CEO đồng sáng lập Parker Conrad, rất nhiều những vấn đề đã bị phát giác vào năm 2016. Vấn đề tuyển dụng nhân viên môi giới bảo hiểm chưa được chính phủ cấp giấy phép, việc sử dụng những phần mềm để thực thi những hành động gian lận khi tham gia chương trình huấn luyện trực tiếp cần thiết để nhận chứng nhận, hay những hành vi quấy rối tình dục trong công ty.. rất nhiều những động thái nhằm loại bỏ văn hóa giống như bộ phim điện ảnh “The Wolf of Wall Street”.

Ngoài ra, doanh nghiệp ồn ào với nhiều vấn đề nội bộ là Uber dưới sự tư vấn của văn phòng luật của ông Eric Holder – Cục trưởng Cục tư pháp Mĩ trước đây, từ tháng 7 năm trước, việc uống rượu đã bị cấm trong Core Happy Hour mà công ty đã xây dựng. Thêm nữa, chính sách cắt giảm chi phí đồ uống có cồn tại sự kiện After hour cũng được thực thi.

Tại sao quay trở lại cấm rượu
Đồ uống có cồn trong doanh nghiệp có gốc rễ sâu từ những nhân viên tập trung trong giới startup. Trong khi vẫn có nhiều những doanh nghiệp tiếp tục cung cấp đồ uống có cồn, thì những doanh nghiệp thuộc top được nêu ra vừa rồi đang cảm thấy 4 vấn đề lớn.

Chi phí cung cấp đồ uống có cồn tăng mạnh
Tăng những vụ quấy rối tình dục hay hành vi xấu khi say rượu.
Với những người không giỏi uống rượu thì những người nhân viên say xỉn thật sự gây phiền toái.
Trường hợp những nhân viên say rượu gây ra vấn đề gì đó ở bên ngoài thì doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm.
Những điểm nêu trên đây là những điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý khi cân nhắc việc cung cấp đồ uống có cồn trong công ty. Để tránh những rủi ro ấy thì có lẽ doanh nghiệp cần lường trước các nguy cơ và thực hiện một cách có kế hoạch.

Lường trước những nguy cơ
Xem qua về việc cung cấp đồ uống có cồn trong doanh nghiệp và những điển hình, độc giả có cảm tưởng như thế nào? Chắc có lẽ sẽ nhiều người cảm thấy bất ngờ khi vẫn có nhiều doanh nghiệp tiến hành cung cấp đồ uống có cồn trong khi mang trên mình rất nhiều những rủi ro. Tuy nhiên, những doanh nghiệp đang học hỏi và áp dụng văn hóa làm việc mang màu sắc của doanh nghiệp start up như thế này đang có xu hướng ngày càng tăng.

Những doanh nghiệp cung cấp đồ uống có cồn để mang lại cách làm việc tự do có lẽ sẽ tăng dần trong tương lai bất kể quy mô doanh nghiệp và quy mô văn phòng. Khi ấy, hãy thử suy ngẫm điểm mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết này, xem xét và quyết định dựa trên văn hóa làm việc của công ty mình. Rất mong bài viết này sẽ phần nào hữu ích trong việc thay đổi cách làm việc của độc giả.

Trả lời