Rượu Vang Thăng Long một thời đã qua

Rượu Vang Thăng Long Một thời đã qua

Rượu Song Long (TH) – Rượu Vang Thăng Long bạn đã từng nghe nói đến với chúng tôi thì đó chỉ là thương hiệu mà ông bà bố mẹ hay bày chai rượu vang đó trên bàn thờ những ngày tết đến xuân về và chúng tôi thâm chí cũng chưa bao giờ uống loại rượu vang này. 

Rượu vang Thăng Long một thời đã xa của “Vua Rượu”

Công ty cổ phần Vang Thăng Long, tiền thân là Xí nghiệp nước giải khát Thăng Long, trực thuộc công ty Rượu bia Hà Nội. Ở thời bao cấp, rượu vang Thăng Long nổi lên là thương hiệu mạnh, gần như bao trọn thị phần miền Bắc.

Dù không xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn của người dân nhưng rượu vang Thăng Long là sản phẩm không thể thiếu được của người dân thời bao cấp mỗi khi Tết đến, xuân về. Trong các phần quà ngày Tết, trong các mâm cỗ ngày Tết, bên cạnh mứt Tết, vang Thăng Long sản phẩm “mặc định” phải có.

Một thời đã xa của Rượu Vang Thăng Long
Một thời đã xa của Rượu Vang Thăng Long – đã từng là vua rượu của Việt Nam, mặc định mỗi gia đình phải có một chai vang trong dịp tết đến xuân về

Với sự phổ biến của mình, vang Thăng Long xứng đáng là “Vua rượu” thời bao cấp. Cho tới ngày nay, vang Thăng Long vẫn là sản phẩm được nhắc tới mỗi khi Tết đến. Tuy nhiên, khách hàng chọn thương hiệu này đã giảm rất nhiều, đa số chỉ là người cao tuổi, những người hoài cổ và còn hoài niệm về thời bao cấp đã xa.

Sự xuống dốc của vang Thăng Long được thể hiện rất rõ qua các con số kinh doanh. Công ty cổ phần hóa vào năm 2001 với vốn điều lệ khi đó là 11,6 tỷ đồng. Tới nay, vốn điều lệ đã tăng lên 40,5 tỷ đồng.

Mặc dù vốn điều lệ tăng 3,5 lần vang Thăng Long vẫn ì ạch với hoạt động kinh doanh. Sau 8 năm, lợi nhuận của công ty ì ạch giậm chân tại chỗ trong khi doanh thu giảm sâu. Cụ thể, trong năm 2011, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của vang Thăng Long lần lượt đạt 96,3 tỷ đồng và 2,2 tỷ đồng. Sang năm 2012, công ty đột ngột đi xuống khi thua lỗ 2,4 tỷ đồng.

Kể từ đó tới nay, doanh thu vang Thăng Long liên tục đi xuống do công ty không thể cạnh được với các sản phẩm nhập ngoại cũng như nhiều sản phẩm trong nước khác. Để tự “cứu” bản thân, công ty phải “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm chi tiêu. Vì vậy, dù doanh thu giảm dần đều, lợi nhuận của vang Thăng Long không giảm theo mà ì ạch lúc lên, lúc xuống bất ổn.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 của vang Thăng Long chỉ đạt 74,9 tỷ đồng, giảm 21,4 tỷ đồng, tương ứng 22,2% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế 2017 đạt 2,52 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2011 khi công ty cố gắng cắt giảm chi tiêu.

Rượu Vang Thăng Long nợ thưởng nhân viên 8 năm ròng

Để duy trì lợi nhuận dao động trên mức 2 tỷ đồng mỗi năm, vang Thăng Long phải cắt giảm chi tiêu. Theo quy luật thông thường, chi phí hàng năm của người lao động sẽ phải tăng theo lạm phát. Nhưng gần 1 thập kỷ trôi qua, dòng tiền chi ra cho các hoạt động của công ty lại bất động.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 của vang Thăng Long chỉ là 3,1 tỷ đồng và 4,4 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp đứng im còn chi phí bán hàng giảm 1,3 tỷ đồng so với năm 2011.

Rượu Vang Thăng Long một thời đã qua
Rượu Vang Thăng Long một thời đã qua – đã từng là vua rượu mỗi gia đình đều có một chai mỗi khi tết đến xuân về

Thế nhưng, đó chưa phải “nỗi đau” lớn nhất của người lao động công ty. Tại thời điểm 31/3/2018, công ty có khoản phải thu ngắn hạn trị giá gần 2,3 tỷ đồng. Công ty giải thích đây là khoản chi khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên phát sinh từ năm 2010 đến ngày 31/12/2017 chưa có nguồn để bù đắp.

Và có vẻ như người lao động vẫn còn phải đợi thêm nhiều tháng nữa khi vang Thăng Long chờ đến hết năm 2018 mới chi trả. Công ty cho biết các khoản khen thưởng, phúc lợi này dự kiến sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận sau thuế năm 2018.

Tuy nhiên, đây là điều khó khả thi vì lợi nhuận mỗi năm của công ty chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng. Công ty không thể chi gần hết lợi nhuận để trả “nợ” phúc lợi cho nhân viên. Đặc biệt, trong bối cảnh công ty có nhiều hoạt động phải chi, công ty chỉ có 3,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Dây chuyền đóng chai của rượu vang thăng long
Dây chuyền đóng chai của rượu vang thăng long – Vua Rượu thời bao cấp

Cổ phiếu của Rượu Vang Thăng Long  bị quay lưng

  • Thị phần teo tóp, lợi nhuận 8 năm không đổi, phúc lợi 8 năm còn nợ là những gì vang Thăng Long ghi dấu với nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi cổ phiếu VTL của vang Thăng Long niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, VTL đã trở thành một trong những mã “đóng băng” nhiều nhất.
  • Trong cả năm trời qua, bất chấp thị trường hưng phấn và nguội lạnh đến đâu, VTL luôn trong tình trạng “đóng băng”. Giao dịch hiếm khi diễn ra. Trong phần lớn thời gian, VTL không có cổ phiếu nào được trao tay.
  • Kết quả là khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình trong 10 phiên gần đây của VTL chỉ là 830 cổ phiếu, con số vô cùng khiêm tốn. Vì VTL có thanh khoản kiệt quệ nên nhà đầu tư gần như không thể chốt lời VTL dẫn đến bị kẹt vốn tại cổ phiếu này.

Những Chia Sẻ của Rượu Song Long

Những thông tin bên trên là các thông tin mà chúng tôi tình cờ “tìm kiếm” thông tin trên mạng về rượu vang thăng long và tình cảnh khó khăn của doanh nghiệp trước tình hình hội nhập kinh tế và sự chiếm ưu thế của các thương hiệu rượu vang nước ngoài. Nếu quý khách hàng muốn giúp đỡ rượu vang thăng long cách đơn giản nhất đó chính là mua sản phẩm của rượu vang thăng long đó là cách thức tốt để giúp đỡ doanh nghiệp này vượt qua khó khăn và người lao động có cuộc sống tốt hơn.

Tìm hiểu thêm về Rượu Vang Thăng Long tạihttps://www.phanphoiruoungoai.net/c/ruou-vang-thang-long/

Trả lời