Rượu Song Long – Chúng tôi xin cung cấp đến khách hàng cùng các đại lý một chút về các chính sách và các thay đổi đối với ngành đồ uống mà nhà nước có thể sẻ áp dụng đối với ngành rượu bia và nước giải khát chúng ta. Qua đó mỗi doanh nghiệp và mỗi cửa hàng có thể biết ứng phó và tìm một hướng đi cho thời gian kinh doanh sắp tới.
Một số quan điểm mà chúng tôi tổng hợp được xin thông tin đến khách hàng và đại lý:
- Tăng thêm 15% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia từ năm 2026
- Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/ml cũng bị đánh thuế
Sẽ tăng 15% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia từ năm 2026
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trình bày tờ trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, theo dự thảo, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá: dự thảo giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030.
Mục tiêu của quy định là để góp phần đạt mục tiêu giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36% trong giai đoạn 2026 – 2030 theo Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá và hướng tới đạt tỉ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.
Các phương án điều chỉnh với mặt hàng thuốc lá
Chính phủ đề xuất hai phương án đối với mặt hàng thuốc lá.
Phương án 1, đối với thuốc lá điếu: 2.000 đồng/bao (từ năm 2026), 4.000 đồng/bao (từ năm 2027), 6.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà: 20.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 40.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm: 20.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 40.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Phương án 2: Đối với thuốc lá điếu: 5.000 đồng/bao (từ năm 2026), 6.000 đồng/bao (từ năm 2027), 7.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà: 50.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 70.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm: 50.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 70.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết nghiêng về phương án 2 vì giá thuốc lá tại Việt Nam ngày càng rẻ với thu nhập trong khi gánh nặng chi phí y tế liên quan đến bệnh tật do thuốc lá gây ra rất lớn. Ngoài ra, theo phương án 2 thì tiêu thụ thuốc lá có khả năng giảm nhanh hơn, giúp tiếp cận mục tiêu giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên…
Cơ quan thẩm tra cho biết cũng đồng tình với phương án 2 nhằm góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách trong định hướng tiêu dùng và phù hợp với xu hướng cải cách thuế của các nước.
Các phương án điều chỉnh đối với mặt hàng rượu bia
Đối với mặt hàng rượu, bia, dự thảo luật quy định thuế suất theo tỉ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 – 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của Tổ chức Y tế thế giới. Theo đó, với các mặt hàng rượu, bia, dự thảo Luật đưa ra hai phương án trong đó Chính phủ nghiêng về phương án thứ hai.
- Cụ thể, với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
- Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
- Đối với mặt hàng bia, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra. Về phía cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết đa phần ý kiến thẩm tra đồng tình với việc tăng thuế như phương án 2 của dự thảo luật. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính toán, đề xuất mức tăng hợp lý để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra.
“Có ý kiến cho rằng, việc quy định thuế suất đối với bia bằng thuế suất đối với rượu trên 20 độ là chưa thực sự phù hợp vì tác hại của rượu hay bia phụ thuộc chính vào nồng độ cồn“, ông Lê Quang Mạnh nêu rõ.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/ml cũng sẽ bị đánh thuế
Trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế suất là 10%.Trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế suất là 10%.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, một số ý kiến cho rằng, mục tiêu chính của việc đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế là để điều tiết, định hướng hành vi sản xuất, tiêu dùng đối với sản phẩm này, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.
Song, mức thuế suất 10% là khá thấp, có thể không đủ để tác động, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, dẫn đến không đạt được mục tiêu đặt ra trong ban hành chính sách. Do đó, cần cân nhắc để đề xuất mức thuế cao hơn để đạt được mục tiêu điều tiết tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người dân.
Một số ý kiến đề nghị giải trình rõ hơn về khả năng đạt được mục tiêu của chính sách này trong việc góp phần bảo vệ sức khỏe người dân. Vì nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất gây ra bệnh thừa cân béo phì.
Theo ông Lê Quang Mạnh, việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nước giải khát mà còn có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ trợ.
Đồng thời, có thể gia tăng việc sử dụng các mặt hàng đồ uống được sản xuất không chính thức hoặc các sản phẩm sản xuất thủ công.