Cần khung pháp lý cho việc thanh toán thu hộ

Cần pháp lý cho việc thanh toán thu hộ

Hình thức nhận hàng – thu tiền hộ (CoD) hiện chưa có các quy định pháp lý rõ ràng để phòng ngừa các rủi ro và tranh chấp

Bán online phụ thuộc vào CoD

Mới đây, vụ việc CTCP Chuyển phát nhanh GNN ra thông báo dừng hoạt động từ ngày 1/9 đã khiến cộng đồng kinh doanh trực tuyến tỏ ra lo ngại. Bởi trước khi dừng hoạt động, công ty này còn nợ khoảng 2,7 tỷ đồng tiền thu hộ từ các hóa đơn bán hàng. Số tiền này được GNN thu hộ người bán thông qua hình thức nhận hàng – thu hộ (Cash on Delivery – CoD).

Ghi nhận thực tế hiện nay, mặc dù cơ sở hạ tầng dành cho thanh toán trực tuyến đã khá phát triển tại Việt Nam nhất là ở các địa bàn đô thị, tuy nhiên hình thức thanh toán CoD vẫn khá phổ biến trong kinh doanh qua mạng internet. Thống kê của trang ShipChung – một cổng giao nhận CoD có trụ sở tại Hà Nội – hiện nay 92% đơn hàng mua bán trực tuyến vẫn sử dụng hình thức thanh toán CoD để thu tiền từ khách hàng. Trong đó, thu tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn do thanh toán điện tử chưa thực sự thu hút được cả phía bên bán và bên mua.

Anh Võ Bá Long, đại diện một DN làm nghề kho vận ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết, thường thì khách hàng mua sắm trực tuyến không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa của bên bán, có thể do thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống khiến họ yêu cầu phải xem thực tế hàng hóa rồi mới thanh toán tiền. Ngoài ra, một số DN hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát cung cấp dịch vụ chuyển – nhận khá chuyên nghiệp, chấp nhận chuyển hàng đi các tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa nơi khách hàng không có tài khoản ngân hàng, nên các đơn vị bán hàng online phải cần đến họ để chuyển hàng và thu hộ tiền.

Theo anh Long, khi nhận vận chuyển hàng từ các đơn vị bán hàng, phía các đơn vị chuyển phát sẽ thu 2 loại phí là phí vận chuyển và phí thu hộ. Phí thu hộ thường vào khoảng 1% giá trị hàng hóa hoặc tùy theo quy định của từng đơn vị chuyển phát. Khi khách nhận hàng và thanh toán đơn hàng thành công thì phía đơn vị chuyển phát và bên bán hàng sẽ thực hiện đối soát và thanh toán. Thông thường các DN chuyển phát giữ lại nguồn tiền khá lớn từ các hóa đơn bán hàng của người bán và định kỳ đối soát – thanh toán lại cho bên bán trong thời gian 1-2 tuần/lần. Đối với các DN bán hàng trực tuyến lớn thì việc bị giữ lại doanh thu không ảnh hưởng nhiều, nhưng đối với những người bán hàng online nhỏ lẻ thì sẽ khiến vòng quay tiền dài hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Chưa kể nếu gặp các trường hợp khách không nhận hàng, hoặc không may hợp tác với các đơn vị vận chuyển thiếu uy tín thì nguy cơ mất vốn rất lớn.

Pháp lý nào cho thanh toán CoD?

Theo tìm hiểu của phóng viên Thời báo Ngân hàng, hiện nay trên thị trường có khoảng 300 DN được cấp phép hoạt động bưu chính, trong đó đa phần đều được thực hiện dịch vụ CoD. Thực tế trên thị trường con số các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giao nhận nhỏ lẻ có thể lớn hơn rất nhiều lần so với thống kê vì nhu cầu giao nhận hàng hóa và thu hộ tiền bán hàng đang ngày càng lớn do hoạt động bán hàng online qua các trang mạng xã hội ngày càng gia tăng mạnh.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh cho rằng, mặc dù hình thức thanh toán CoD phát triển rất mạnh nhiều năm nay ở Việt Nam, nhưng pháp lý để xử lý những mâu thuẫn, tranh chấp trong các trường hợp xảy ra ở lĩnh vực CoD lại chưa được quy định riêng và cụ thể trong bất cứ văn bản luật nào. “Việc giao nhận hàng đã được quy định trong Luật Bưu chính, song ở đây lại gắn với hình thức thu tiền hộ, nếu ốp vào hoạt động thanh toán trung gian thì cũng không hợp lý”, ông Truyền nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Tuyến – Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nêu quan điểm, việc thanh toán CoD phát triển quá mạnh sẽ dẫn tới nhiều trường hợp chiếm dụng vốn. Bởi khi tiền mặt được khách hàng giao cho đơn vị giao nhận càng nhiều thì luồng tiền sẽ càng lớn và việc thu – trả, tranh chấp giữa bên bán hàng và bên vận chuyển cũng sẽ xảy ra nhiều hơn.

Ông Nguyễn Trọng Tuyến cho rằng, bản chất cốt lõi của các công ty chuyển phát là giao nhận hàng hóa chứ không phải thanh toán. Vì thế cần phải có quy định khuyến khích các đơn vị bán hàng trực tuyến kết nối với các trung gian thanh toán chính thức như ngân hàng và các ví điện tử để tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm rủi ro cho tất cả các bên.

Ghi nhận từ thị trường cho thấy, hiện nay một số DN hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa cũng đã có sự hợp tác với các ví điện tử để thực hiện thanh toán quẹt thẻ và thanh toán qua mã QR. Chẳng hạn như hãng ShipChung.vn đã phối hợp với Công ty mPos và hãng vận chuyển ViettelPost để bổ sung hình thức giao hàng – quẹt thẻ tại nhà. Các đơn vị bán lẻ lớn như: Thegioididong, FPT Shop, Nguyễn Kim… cũng đã phối hợp với mPos.vn để triển khai hình thức “cà thẻ di động”.

Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia trong vòng khoảng 4-5 năm nữa hình thức thanh toán CoD bằng tiền mặt sẽ vẫn chiếm ưu thế và các DN vận chuyển vẫn muốn thu hộ tiền mặt để có thể thu phí từ người bán hàng. Chính vì vậy, để hạn chế thanh toán tiền mặt thì cần có những quy định riêng cho lĩnh vực thanh toán CoD. Theo đó, nên đưa ra các quy định về vốn điều lệ hoặc các cam kết đối soát – thanh toán tối thiểu đối với các DN vận chuyển hàng thu hộ tiền bán hàng. Riêng ở lĩnh vực ngân hàng, quan sát cho thấy mới đây nhất, NHNN đã đưa “DN cung ứng dịch vụ bưu chính công ích” vào danh sách các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt (năm 2018). Vì vậy, đây có thể là cơ sở để luật hóa và quản lý hiệu quả hơn đối với hoạt động thanh toán CoD trong các năm tới.

Dịch vụ thu hộ tiền mặt hoặc nộp tiền vào tài khoản ngân hàng đang phát triển ra sao ?

B247 nộp chuyển tiền 24/7 là dịch vụ nộp tiền, chuyển tiền ngân hàng ngoài giờ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Với Slogan “Mang ngân hàng đến tận nhà 24/7”, chúng tôi hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch nộp tiền tài khoản ngân hàng đối với khách hàng cá nhân và làm dịch vụ thu tiền tại các chuỗi cửa hàng, đại lý, doanh nghiệp trên toàn quốc

B247 là StartUp tiên phong cung cấp dịch vụ Nộp/Chuyển tiền ngân hàng tận nhà 24/7 cho cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng,…) trên toàn quốc. Khởi sự từ năm 2012, B247 đã và đang là giải pháp quản lý tiền mặt hàng đầu, đảm bảo yêu cầu nhanh – an toàn – mọi lúc mọi nơi của mọi khách hàng.

Giá trị cốt lõi của công ty B247

B247 bảo vệ khách hàng trước các rủi ro với tiền mặt, cải thiện tốc độ và thời gian trong giao dịch với ngân hàng.

Đội ngũ nhân viên B247 đều là những người với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, luôn trung thực, tận tâm và hết mình với công việc. Chúng tôi là một biệt đội chuyển tiền siêu đẳng, thực hiện nhiệm vụ mang ngân hàng đến tận nhà của bạn mỗi ngày.

Bộ phận điều hành công ty B247
Bộ phận điều hành công ty B247

Giải thích lý do tạo nên Startup B247

Chúng ta cùng trò chuyện với Anh Trịnh Ngọc Minh – người sáng lập startup B247 để hiểu hơn lý do tại sao B247 được thành lập và yếu tố tạo nên dự án khởi nghiệp này

Đội ngũ của công ty B247
Đội ngũ cộng tác viên năng động của công ty B247
  • Giải thích lý do tại sao khi giao dịch trực tuyến chiếm ưu thế nhưng B247 vẫn khởi nghiệp trong việc nộp tiền mặt và thu tiền mặt tại các cửa hàng?
  • Việc thẩm định cộng tác viên của B247 diễn ra thế nào?
  • Quy trình làm việc của B247 có đảm bảo an toàn cho khách hàng không?
  • Khách hàng mục tiêu của B247 là ai?
  • Điều gì là quan trọng nhất đối với một dự án khởi nghiệp?

Thông tin doanh nghiệp nộp tiền mặt / thu hộ B247

  • Email: [email protected] [email protected]
  • CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHANH 247 – 247 FAST TRADING AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY
  • Adress: 34 Alley 28B Dien Bien Phu Street, Ba Đinh District, Hanoi, Vietnam
  • Hotline: Ho Chi Minh City: 0981.999.247 hoặc Ha Noi City: 0868.868.247
  • Website: https://www.b247.com.vn/
  • Thông tin của đội ngũ phát triển B247https://www.b247.com.vn/ve-chung-toi/  

Trả lời